Với 4 làn xe, chiều dài gần 0,5 km và xếp vào công trình cấp II, hầm chui Lê Văn Lượng được thiết kế vượt ngầm đường Vành đai 3. Hầm chui có nhiệm giảm xung đột, ùn tắc giao thông tại nút giao với đường Vành đai 3. Hình ảnh thiết kế hầm chui Lê Văn Lương vừa được đơn vị Tư vấn hoàn thiện xong.
Hình ảnh thiết kế hầm chui Lê Văn Lương.
Theo thiết kế, hầm chui Lên Văn Lương sẽ được xây dựng theo hướng Lê Văn Lương – Tố Hữu để vượt ngầm qua đường Vành đai 3.
Cầu có tổng chiều dài 475 mét và 4 làn xe, mỗi bên 2 làn xe hỗn hợp gồm ô tô, xe máy.
Xe buýt thường và buýt nhanh – BRT đang hoạt động trên tuyến được tổ chức đi bên trên hầm. Đối với phần đất lưu không phía trên các đốt khi chưa đến nút giao sẽ được trồng cỏ, cây xanh.
Thay vì 8 làn xe như hiện nay, sau khi hầm chui Lê Văn Lương được xây dựng, nút giao sẽ có tổng cộng 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương – Tố Hữu và ngược lại.
Theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được đơn vị Tư vấn đưa ra: hầm chui Lê Văn Lương là dự án nhóm B, công trình hầm đường bộ cấp II.
Mục tiêu thiết kế của dự án: Nhằm giải quyết xung đột giao thông tại nút giao theo hướng đường Lê Văn Lương – Tố Hữu, giảm thiểu ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, từng bước hoàn chỉnh giao thông theo quy hoạch.
Dự án có tổng mức đầu tư được nêu ra tại Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của UBND thành phố Hà Nội là hơn 698 tỷ đồng, nguồn ngân sách thành phố. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (Ban Giao thông) Hà Nội là chủ đầu tư.
Tại dốc cầu phía đường Tố Hữu là cầu vượt cho người đi bộ. Hầm chui Lê Văn Lương là dự án hầm chui thứ 3 trên dọc đường Vành đai 3 (sau hầm chui Thanh Xuân, Trung Hòa). Dự án có tiến độ thi công trong giai đoạn 2019 – 2020, hiện Ban Giao thông đang hoàn thiện các thủ tục để khởi công dự án.
Sau khi hầm chui Lê Văn Lương hoàn thành, tình trạng ùn tắc, xung đột, lộn xộn giao thông tại nút giao giao với đường Vành đai 3 vào giờ cao điểm như hiện nay sẽ được giải quyết.
Theo báo Tiền Phon g